THE'S HOUSE

 

DESIGN TEAM :  GIANG DOAN, VU LE, QUAN TRUONG

LOCATION :  BINH THANH DIST, HO CHI MINH CITY, VIETNAM

SITE AREA :  43M2

PROJECT STATUS :  COMPLETED IN 2017

PHOTOGRAPH :  QUANG TRAN

The project is a residence for a young person who works in IT. There is high demand for sleeping area regarding to available space. With a limited budget and the need for a well-ventilated and functional home in a hot and oppressive urban context, the project calls for careful consideration of the constraints to arrive at an optimized proposal.

The architect wants to bring to the client, a long with a functional home, an experience of space, light, and wind. The proposal consists of an open area – both horizontally and vertically – to make the best use of natural light and wind which are essential in a crowded tropical urban environment.

The stair axes, which are distributed flexibly to better connect different spaces, become voids that express openness.

The project embraces Le Corbusier’s design philosophy of a sequential experience of space: the distance between rooms is increased. Throughout the stair path, the tighter spaces are followed by airier spaces and the opposite. Additionally, ceiling heights vary according to predominant activities: standing, sitting, and lying. They create exciting disruptions in the journey around the house.

Craig Applegath once asked: “What is the gift provided by this situation that you would not have otherwise had access to without the setback?”.

We originally wished for connected spaces with minimal decorations that will open up the view and become a backdrop for human activities. The house owner wanted to keep a lot of old items with classical complex forms; this challenges the overall aesthetic.

 

Đây là nơi ở mà chủ nhà là một người trẻ tuổi làm trong ngành công nghệ thông tin, với nhu cầu về phòng ngủ tương đối nhiều so với diện tích hạn hẹp, cùng nguồn kinh phí không cao, nhưng vẫn phải thông thoáng và tiện nghi trong bối cảnh đô thị nóng bức, ngột ngạt. Đó là những thách thức đòi hỏi phải xem xét kỹ để đề xuất một phương án thiết kế tối ưu nhất.

Ưu tiên của kiến trúc sư vẫn luôn mong muốn không chỉ mang đến cho chủ nhà một nơi ở đầy đủ tiện nghi mà còn là sự trải nghiệm về không gian, ánh sáng và gió. Phương án đưa ra một không gian mở về cả chiều ngang và chiều đứng của ngôi nhà để tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên. Điều này rất cần thiết trong một môi trường đô thị chật chội ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.

Tính mở được thể hiện bằng các khoảng thông tầng được phân chia thành nhiều khu vực theo sự linh hoạt của trục thang di chuyển nối các tầng nhằm tăng tính liên kết giữa các không gian theo trục đứng của ngôi nhà.

Giống như triết lý thiết kế của Le Corbusier, thiết kế này coi trọng tính “hành trình trải nghiệm về không gian”, do đó khoảng cách giữa các phòng được kéo giãn. Xuyên suốt theo các tuyến cầu thang, các khoảng không chật hẹp được tiếp nối với các khoảng không rộng lớn và ngược lại. Ngoài ra, chiều cao của không gian cũng liên tục thay đổi tương thích với các tư thế đứng, ngồi và nằm, chính những điều đó tạo ra sự đột biến thú vị trong cuộc hành trình đi khắp ngôi nhà.

Craig Applegath từng nói – “Điều có lợi mà sự bất cập mang lại là gì?”. Chủ nhà muốn tận dụng lại nhiều vật dụng cũ theo hình thức truyền thống – điều này là một sự thách thức trong vấn đề thẩm mỹ của nội thất. Do đó, các không gian trong căn nhà có tính liên kết nhằm nới rộng tầm nhìn cùng kiến trúc ít chi tiết tạo ra một bầu không khí cởi mở đóng vai trò là bức phông màn dung chứa tất thảy những hoạt động khác nhau của con người cũng như dung chứa tất thảy sự xung đột trong cái cũ và mới – chính sự phá vỡ tính thống nhất trong thiết kế nội thất lại làm nên nét khác biệt thú vị chi tiết cánh cổng được đục lỗ theo các ký tự trong hệ nhị phân được dịch từ tên chủ nhà và văn phòng thiết kế

Cuối cùng, với công trình này, chúng tôi muốn thể hiện những quan niệm mới trong tư duy về cấu trúc không gian mà nó phù hợp với bối cảnh bản địa.

logo_sm